Bóng Bàn Trong Nước

Giới Thiệu Sản Phẩm

Tin Tức Bóng Bàn Ngoài Nước

Thể Thao Khác

Video Bóng Bàn

Kiến Thức Bóng Bàn

Hình Ảnh

TUYỂN THỦ NỮ BÓNG BÀN VN DÙNG MẶT VỢT GAI TẤN CÔNG.

Việt Nam chúng ta có những tay vợt rất nổi tiếng trong và ngoài nước. Không những có các vận động viên nam mà còn có các vận động viên nữ. Bài viết này được lấy từ facebook của Thầy Nguyễn Minh Hiển, một vận động viên và cũng là một người thầy của nhiều lứa vận động viên, một facebook Table Tennis Nvh khá hay, đây là bài viết đã được lấy từ đây. Xin cám ơn Table Tennis Nvh đã cho những bài viết bổ ích.

Bài viết xin tập hợp các vận động viên nữ đánh gai tấn công nổi tiếng.   Dẫn đầu là tuyển thủ Lê Thị Kim Tiếng sinh năm 1952 tại 10 thôn Vườn Trầu – Hóc Môn TPHCM, chị đã đăng quang chức Quán quân đơn nữ khi vượt qua  kỳ phùng địch thủ Nguyễn Thị Mai giải VĐTQ tại thành phố biển Qui Nhơn năm 1981 một chiến thắng khít khao nghẹt thở. VĐV này cầm cả 2 bên là gai nhưng mặt bên trái trụi hơn, chị có lối đánh gần bàn chặn đẩy 2 bên rất chuẩn rồi chớp thời cơ bạt phải điểm rơi rất tốt. Tới những thời điểm then chốt Chị hay giao bóng tung cao hơn 2 mét gây mất nhịp cho đối thủ rất khó chịu. Kế đến là danh thủ Ngô Thu Thủy sinh năm 1973 tuy cầm 2 bên mặt vợt úp  đang vô địch VN nhưng dự SEA Games thua sát nút tuyển thủ Rossy (Indonesia) trong trận chung kết nên ngậm ngùi với chiếc huy chương bạc đơn nữ mà mình lần đầu tham dự đại hội này (lúc đó mới 20 tuổi). Sau đợt đó về nước chị và HLV Đỗ Thúy Nga quyết tâm cải thiện sử dụng mặt vợt gai tấn công bên trái nhằm biến hóa tốc độ đôi công chặn đẩy 2 bên. Ở đây nói lên tinh thần quyết tâm và kiên trì cao độ của tuyển thủ người Hà Nội này tuy đang là đương kim vô địch VN nhưng nghỉ đến tầm phát triển xa hơn để theo kịp các tay vợt hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á nên chỉ đã dứt khoát thay đổi mặt vợt trái. Quyết định sáng suốt và vô cùng hợp lý này đã giúp chị liên tục là tay vợt hàng đầu VN trong vòng 10 nữa. Trạng thái thi đấu của Thu Thủy rất tốt cộng với thể lực sung mãn xứng đáng là tấm gương sáng cho đàn em noi gương và học tập. Sau này chị chuyển sang công tác huấn luyện và cũng có rất lớn cựu tuyển thủ cắt bóng xa bàn Phạm Tuyết Minh và Kiện tướng QG Nguyễn Thị Nga. Ngoài ra đất Thủ Đô Hà Nội còn sản sinh ta tay vợt Thái Thanh Hương sử dụng mặt trái gai trụi hơn Thu Thủy gần như bán phản xoáy và cũng nằm trong Đội tuyển quốc gia nhưng ở vị trí dự bị và vài lần vô địch đôi nữ giải toàn quốc với Thu Thủy.

Ngô Thu Thủy

      Kế đến 2 nữ tuyển thủ quốc gia ở đội CAND, trước hết là Hồ Tiểu Linh xuất phát từ tỉnh Miền Tây – Cần Thơ “gạo trắng nước trong” từng đạt hạng nhì giải trẻ toàn quốc năm 1989 nhưng chuyển lên đội CAND tôi đã khuyên chuyển qua mặt trái gai có độ trụi hơn Ngô Thu Thủy. Lối đánh của Tiểu Linh sử dụng mặt vợt gai trái rất hợp lý nhằm phát huy tối đa quả bạt phải tốc độ và điểm rơi rất tốt của mình. Mặt khác cũng hạn chế phần nào di chuyển bước chân có phần hơi chậm của VĐV này. Tiểu Linh mà một trong những tay vợt cựu tuyển thủ QG thi đấu giờ chót rất bản lỉnh, dám nghỉ và mạnh dạn thực hiện. Ở lứa tuổi 50 trở lên hiện các VĐV trong nước khó lòng đương đầu ngang ngữa với VĐV gốc Miền Tây này. Kế đến là cựu VĐV Huỳnh Trung Hiếu cũng đã tập gai bên trái khi mới một năm tập luyện, khi mới từ Quận 1 chuyển về lúc đó 9 tuổi tôi đã thuyết phục được HLV của em thời điểm đó là Tô Minh và Trung Hiếu chuyển qua cầm gai tấn công bên trái. Sở trường em này đánh đôi công rất nhanh nhất là quả bạt phải rất tốc độ và em rất đeo bám cho dù đối phương trên tài và dẫn rất xa. Chính vì vậy em đã có nhiều trận lội ngược dòng và là hung thần của bộ tứ đại cao thủ TPHCM (Mỹ Linh, Phương Linh, Mai Thy, Ngọc Uyên). Năm 14 tuổi tôi cùng ban huấn luyện CAND quyết định đôn lên lứa tuổi thi đấu 16 tuổi đến 18 tuổi vì lúc đó giải Trẻ Đông Nam Á tổ chức 18 tuổi trở xuống chứ không lứa tuổi thiếu niên như hiện nay và năm 15 tuổi thì Trung Hiếu vô địch đơn nữ và đồng đội . Với xu hướng trẻ hóa đội hình Đội tuyển quốc gia, Trung hiếu được ưu tiên và vị trí thứ 5 Đội tuyển QG năm vừa tròn 15 tuổi như cựu tuyển thủ Nguyễn Thị Tuyết. 

     Ngoài ra khu vực Miền Tây còn có tuyển thủ Lê Trung Kim Hằng cũng từng cầm gai tấn công bên trái khoác áo đội tuyển VN tham gia tranh tài giải Thái Lan mở rộng năm 1995. Kim Hằng có lối đánh khéo léo thông minh như đàn anh Nguyễn Minh Hiền và trạng thái thi đấu khá tốt luôn nằm trong tốp 8 hạng đầu toàn quốc chuyên đảm nhiệm vai trò chủ lực đội Vĩnh Long nhiều năm liền.

     Hiện nay BB nữ VN mới xuất hiện tuyển thủ Kiều My của đội CAND cũng cầm vợt gai tấn công bên trái đã xuất sắc vượt qua đối thủ nặng Nguyễn Thị Nga ở trận tứ kết với tỷ số suýt soát căng thẳng nhưng sáu đó thua khá nhanh ứng cứ viên nặng ký Trần Mai Ngọc trong trận then chốt chung kết. Nhìn sơ qua lối đánh của Kiều My khá đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả với sở trường chặn đẩy quả trái khá trụi kết hợp với quả bạt phải tốc độ giống như đàn chị Huỳnh Trung Hiếu. Ngoài ra chúng ta còn có tay vợt dày dạn kinh nghiệm và thường xuyên có mặt ở đội Dự tuyển là Vũ Thị Hà – Quân Đội nhưng mặt vợt trái dễ sử dụng hơn Kiều My. Chính vì vậy ít độ trụi hơn và đối phương cũng không khó chịu lắm khi đối đầu với Vũ Thị Hà. Kỹ thuật giao bóng của tuyển thủ này khá tốt nên dẫn đến chiến thuật giao bóng công sở trường khá đa dạng và  là vũ khí bén nhọn khi đối đầu với các tay vợt khác.

Đội tuyển nữ VN tham dự giải Thái Lan mở rộng năm 1995 (từ trái sanh phải): Mai Thy, HLV Ngọc Sơn, Huỳnh Trung Hiếu, Lê Trung Kim Hằng, Phương Linh.


Nguồn sưu tầm trên mạng. 


» » TUYỂN THỦ NỮ BÓNG BÀN VN DÙNG MẶT VỢT GAI TẤN CÔNG.