Việt Nam trước đây, nhất là trước những năm 80 nổi tiếng với những tay vợt quái kiệt, đánh rất hay và rất dị. Đã có những thành tích không những trong nước và ngoài nước. Đây là bài viết sưu tầm từ bài viêt của huấn luyên viên nổi tiếng Nguyễn Minh Hiển. Bài viết này chỉ để để lưu lại ở đây. Bài viết khá hay giúp cho những người đời sau biết được những tên tuổi, những vận động viên nổi tiếng của Việt Nam nhất là những vận động viên trong miền nam đã sử dụng gai phản xoáy và đã làm lên tên tuổi của mình. Nói đến gai phản xoáy thì nhiều người phải nhắc đến những tên tuổi này.
Trước hết là tay vợt cầm mặt vợt phản xoáy từng đoạt chức Quán quân đơn nam giải Vô địch Toàn quốc lần đầu năm 1987 tại thành phố biển Qui Nhơn trong trận chung kết một cách thuyết phục trước tuyển thủ Vương Chính Học TPHCM. Đó là danh thủ Nguyễn Ngọc Phan lúc đó khoác áo cho đội Đại học TDTT Trung Ương 1 Từ Sơn và sau đó đến năm 1982 về đội Hà Nội. Anh có lối đánh tích cực tấn công ngay từ quả giao bóng đầu tuy không mạnh nhưng độ chuẩn và điểm rơi cực kỳ khó chịu cộng với kinh nghiệm trận mạc dày dạn nên liên tục nằm trong đội hình chính đội tuyển VN những thập niên 1970 đến 1985. Kế đến VĐV chủ lực của đội Đường sắt VN – Đinh Trọng Hùng, lúc còn Luật thi đấu BB thế giới còn thi đấu một màu thì tuyển thủ này làm mưa gió các giải vô địch toàn quốc với lối đánh phòng thủ biến hóa xoay vợt rất kín. Mặc dù uy lực tấn công không được mạnh và uy lực lắm nhưng ánh bạt phải bằng mặt vợt phản xoáy rất khó chịu, nhất là quả gò bóng xoáy và phản xoáy độ nảy và tốc độ rất kín gây nhiều khó kkhancho đối phương. Tới lúc Luật BB đổi 2 màu mặt vợt đỏ đen khác nhau thì anh mới giải nghệ, trong gia đình còn có 3 người em cũng thi đấu chuyên nghiệp là Đinh Huy Quang, Đinh Đức Hải, Đinh Bích Hằng.
Thứ ba là tay vợt sử dụng mặt vợt phản xoáy láng bên trái có lối đánh cắt bóng xa bàn có độ chuẩn rất cao và bước chân đi chuyển lùi ra, vào bàn số 1 VN tính đến nay. Đó là danh thủ Lê Văn Inh em ruột của Tượng đài Lê văn Tiết và anh của cựu VĐQG năm 1981 Lê Thị Kim Tiếng , VĐV Lê Văn Tân, Lê Thị Kim Hoàng. Tuyển thủ này từng vô địch đồng đội giải toàn quốc năm 1980 và 1981 (cùng với Trần Tuấn Anh A, Trương Minh Tâm, Đào Lê Khư) và quán quân đôi nam với Tuấn Anh Á và đôi nam nữ với Lê Thị Kim Tiếng năm 1983. Hiện nay anh Inh đang khoác áo cho lão tướng Úc và lập một số thành tích quốc tế ở lứa tuổi 80. Mặc dù đã bước qua tuổi U90 nhưng vẫn thi đấu và huấn luyện một tuần vài buổi, nhất là bước chân di chuyển vẫn thuộc loại hàng đầu trên thế giới ở lứa tuổi của mình. Thứ 4 là lão tướng Trần Tuấn Anh B cũng sử dụng mặt vợt gai bên trái phản xoáy, anh có hất cổ tay trái ngắn trong bàn cực kỳ uy lực rồi kết hợp quả bạt phải bằng mặt vợt gai tấn công tuy không mạnh nhưng rất chuẩn và liên tục 2, 3 quả liên tục. Nói về lối đánh phản xoáy xoay vợt thì anh là cây vợt số 1 VN tính đến nay và năm 46 tuổi anh đã xuất sắc đoạt chức Á quân nội dung đơn nam giải vô địch toàn quốc năm 1995. Có thời gian anh bị ung thư đại tràng nhưng anh vẫn tự tin yêu đời và đôi lúc cũng cầm vợt ra huấn luyện cho học trò nhưng tuyệt kỷ của mình.
Thứ 5 là tay vợt Trương Minh Tâm sinh năm 1952 khoác áo đội TPHCM. Năm 1980 tại giải vô địch quốc gia ở Hà Nội, anh đã cùng Trần Tuấn Anh A và lê Văn Inh chiến thắng thuyết phục các đội mạnh như Hà Nội, Quân Đội, Từ Sơn … để đăng quang nội dung đồng đội một cách vẻ vang. Đặc biệt anh có quả giao bóng xoay vợt như chong chóng rồi kết hợp quả bạt phải cực mạnh là vũ khí bén nhọn tạo nên thương hiệu cho anh ở đầu trường trong nước. Thứ 6 là cây vợt Trần Quốc Cường đội CAND, anh sử dụng mặt vợt phản xoáy láng bên trái và chủ yếu xoay vợt đôi công ôm bàn. Nét mạnh của VĐV này là trạng thái thi đấu rất vững vàng và thi đấu giờ chót khá hiệu quả. Anh cùng với 2 đàn anh Tuấn Anh B và Nguyễn Vinh Hiển đăng quang nội dung đồng đội giải Cây Vợt Vàng năm 1988 và có mặt trong tốp 8 các cây vợt xuất sắc toàn quốc năm 1987. Cuối cùng là VĐV Nguyễn Minh Thơ sinh năm 1976 đội TPHCM, anh có quả giao bóng kết hợp với quả giật phải đầy uy lực và rất tốc độ. Thập niên 1995 đến 2004 tuyển thủ này luôn là tay vợt chủ lực TPHCM và từng khoác áo cho Đội tuyển VN dự giải Cây Vợt Vàng Quốc tế, giải Thái Lan mở rộng năm 1995, giải Sinh viên thế giới 1996 tại Úc. Công bằng mà nói anh là tay vợt cũng lên đẳng cấp đội tuyển quốc gia nhưng sử dụng mặt vợt phản xoáy hạn chế nhất. Nếu bên trái anh có trình độ sử dụng mặt vợt phản xoáy và xoay vợt biến hóa như Trần Tuấn Anh B thì anh đủ sức bước lên bục cao nhất ở nội dung đơn nam.
Và còn rất nhiều những vận động viên khác dùng gai phản xoáy. Sẽ cập nhật vào bài viết này. Xin cám ơn mọi người đã đọc. Và cuối cùng xin các ơ facebook Table Tennis Nvh đã cho những bài viết hay. Xin cám ơn.
Nguồn sưu tầm trên mạng