Bóng Bàn Trong Nước

Giới Thiệu Sản Phẩm

Tin Tức Bóng Bàn Ngoài Nước

Thể Thao Khác

Video Bóng Bàn

Kiến Thức Bóng Bàn

Hình Ảnh

HLV CẦN PHẢI ĐAM MÊ, CÓ TÂM VÀ CÓ TẦM

 Hiện nay làn BBVN nói chung và TPHCM nói riêng xuất hiện không ít nhiều người thầy mà sự đam mê thiếu trầm trọng. Thậm chí ở những giải như giải Cây Vợt Vàng hay giải Vĩnh Long QT mở rộng ... hoặc giải Vô địch QG, giải Các cây vợt xuất sắc ngay tại địa phương của mình cũng chẳng thèm đi xem trong lúc đó hơn nữa thu nhập của họ từ tiền đi dạy bóng bàn. Mặt khác như 2 HLV Bóng đá là Pack Hang Seo, Mai Đức Chung thì 2 vị này có phương pháp hiện đại, cập nhật tư liệu mới và hết mình đam mê nghề huấn luyện. Ngoài ra họ coi cầu thủ mình như những đứa con thân thương. Khi cầu thủ bị chấn thương hoăc bị cảm lạnh thì 2 thầy quan tâm như người nhà thậm chí như bố mẹ ruột. Còn các HLV BB thì rất thờ ơ hoăc quan tâm cho có. Điều này các bạn đã lầm vì cả VĐV và gia đình của họ đều biết nhưng thời điềm đó không dám nói vì nhiều lý do tế nhị. Chính sự thiếu đam mê và thiếu quan tâm đến học trò một thời gian dài nên phụ huynh một số địa phương ngán ngẫm khi cho con em chơi môn thể thao này.


HLV Nguyễn Vinh Hiển

Tôi từng chứng kiến một HLV trẻ TPHCM khoảng 30 tuổi, xuất thân thi đấu thuộc loại bình thường không có huy chương nào ở giải toàn quốc ở lứa tuổi mình (cao lắm có bằng đại học TDTT) mà chỉ đạo học trò mình từng đại diện VN dự trẻ và học sinh Đông Nam Á la mắng hoặc nói to tiếng ngay sân thi đấu. Thật hởi ôi khi người thầy đó tưởng rằng mình hay vì trước nhiều người khán giả ta đây có trình độ chuyên môn cao và đủ la mắng được học trò cở đội tuyển trẻ. Ngược chính HLV có đẳng cấp chuyên nghệp thì họ rất điềm tỉnh trong công tác chỉ đạo ngay sân thi đấu và họ nhận những sự thất bại của học trò là khuyết điểm chính của người thầy. Vì họ dù có chỉ đạo đúng nhưng học trò không thực hiện được thì lỗi cũng về phần họ trước và nên đặt câu hỏi tại sao học trò không thực hiện được. Tôi cũng từng chứng kiến cấp độ đội tuyển quốc gia ở trận VN gặp Nhật Bản ở Á Vận Hội năm 1990 tại Bắc Kinh. HLV chỉ đạo VĐV giật trước thì thắng nhưng đối phương giao ngắn hoặc khống chế ngắn nên VĐV khá bế tắc trong chiến thuật. Ở đây HLV nói đến lần thứ 3 câu nói đó đến nổi tay vợt chủ lực lầm bầm nói lại: " ông giỏi vào đánh." Sau đó tôi tìm hiểu HLV này đã 50 tuổi do Nhà nước phân công chứ cầm vợt lúc thi đấu thuộc loại dỡ nên nhận định và đọc trận đấu thời điểm đó có phần hạn chế. Chỉ đạo tấn công mới thắng được là đúng nhưng VĐV không thể thực hiện được (vì bóng ngắn làm sao giật được).
Như một trường hợp khác khi tôi đang thời điểm đó dạy học trò thì tôi chỉ đạo thi đấu nhưng thời điềm đó ngưng học hay học thầy khác thì phụ huynh có nhờ tôi cũng không chỉ đạo. Vì đúng thời điểm đó tôi không thấy VĐV này tập luyện ra sao mà chỉ đạo được. Ngược lại có không ít người tuy không dạy hoặc không tập luyện chung nhưng VĐV ra thi đấu lại thích chỉ đạo sẽ chắc chắn 80% lọt vào trường hợp nói nhưng VĐV đó khó lòng thực hiện. Những kỹ thuật hoặc chiến thuật tập luyện 10 thì ra thi đấu giỏi lắm đạt 7, 8. Còn trong tập luyện không thực hiện thì ra đấu những kyc thuật đơn giản như giao bóng ngắn hoặc gò bóng xoáy cũng không tự tin thực hiện. Đó là chưa kể trạng thái thi đấu trận đấu đó có ổn đinh hoặc kinh nghiệm trận mạc có dày dạn hay không ? Có nghe hay dám nghỉ nhưng lại lưng chừng không mạnh dạn thực hiện. Điều này thường xuyên xảy đến VĐV năng khiếu và nghiệp dư.

Nguồn lấy từ facebook Table Tennis Nvh
Cám ơn Thầy Nguyễn Vinh Hiển đã có những thông tin rất bổ ích cho người xem

» » HLV CẦN PHẢI ĐAM MÊ, CÓ TÂM VÀ CÓ TẦM